<aside> <img src="/icons/flood_red.svg" alt="/icons/flood_red.svg" width="40px" /> Home

</aside>

<aside> <img src="/icons/golf_red.svg" alt="/icons/golf_red.svg" width="40px" /> Courses

</aside>

<aside> <img src="/icons/color-palette_red.svg" alt="/icons/color-palette_red.svg" width="40px" /> Exhibition

</aside>

<aside> <img src="/icons/shop_red.svg" alt="/icons/shop_red.svg" width="40px" /> Store

</aside>

Cẩm nang Học phần “Tâm lý học Truyền thông”

<aside> 📌 - Cẩm nang này chỉ dành riêng cho các lớp học phần Tâm lý Truyền thông thuộc sự quản lý của Giảng viên Lê Thị Thảo Trang.

</aside>

HỌC PHẦN: MEDIA PSYCHOLOGY - 71PSYC40392


🏛 | 1. Thông tin về Giảng viên & Trợ giảng


a290ea_2ef069f2609a4f02b3419aeea8d58c15_mv2.webp

Multitasking 2.svg


Screenshot 2024-06-06 at 12.11.22.png


<aside> 🧝‍♂️ Vai trò chính của Trợ giảng

Giải đáp thắc mắc: Trợ giảng là cầu nối giữa giảng viên và sinh viên, giúp giải đáp những thắc mắc của sinh viên về vấn đề hành chính. Hỗ trợ học tập: Trợ giảng có thể tổ chức các buổi học nhóm, hướng dẫn sinh viên cách làm việc nhóm hiệu quả. Tạo động lực học tập: Trợ giảng có thể tạo động lực học tập cho sinh viên bằng cách chia sẻ kinh nghiệm học tập, động viên khích lệ sinh viên, tạo không khí học tập vui vẻ, tích cực.

</aside>

📜 | 2. Mô tả về học phần


Screen Shot 2021-09-02 at 15.06.50.png

Học phần “Tâm lý học truyền thông” nhằm trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về bộ môn tâm lý học và mối liên hệ với lĩnh vực truyền thông.

Môn học giúp người học khám phá các ứng dụng của tâm lý học trong công nghệ truyền thông cũng như những ảnh hưởng, tác động của truyền thông đến nhận thức, hành vi, cảm xúc và sự phát triển của con người.

Từ đó, người học sẽ có kỹ năng liên kết và vận dụng các lý thuyết đã học với các vấn đề và giải pháp trong thế giới thực cũng như hình thành ý thức học tập suốt đời đối với việc tìm hiểu tâm lý trong ngành truyền thông.

🗝 | 3. Quy định về Sự Đa Dạng Bản sắc


Lớp học KHÔNG cho phép và đặc biệt lên án các hành vi phân biệt chủng tộc, giới tính, tình trạng kinh tế - xã hội, tuổi tác, khuyết tật thể chất hoặc khác biệt về văn hoá.

Sinh viên được khuyến khích bày tỏ các quan điểm của bản thân dựa trên tinh thần tôn trọng sự đa dạng bản sắc và thượng tôn pháp luật.

Thành viên trong Lớp học cần thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau, ngay cả khi các bạn có những quan điểm khác nhau.

Tôn trọng một người không nhất thiết là phải đồng ý với người đó mà có nghĩa là tôn trọng quyền có những ý kiến và tư tưởng khác nhau.

"Tôi hoàn toàn không chấp nhận quan điểm của anh, nhưng tôi sẵn sàng chiến đấu cho tới chết để bảo vệ quyền phát biểu đó của anh." (Voltaire)

patreon-hero-nologo_10_800.png

🚀 | 4. Quy trình phản hồi